Lý do tại sao bán hàng online không ai mua?

Kinh doanh trực tuyến trở thành xu thế mới được nhiều người ưa chuộng lựa chọn bối cảnh kỷ nguyên số như hiện nay. Tuy nhiên không phải ai bán hàng trực tuyến cũng đầu thuận lợi thành công và có lượng người mua nhiều. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi mình, tại sao bán hàng online không ai mua? Có những giải pháp nào để khắc phục hay không? Đó chắc hẳn vẫn luôn là câu hỏi hóc búa cho các startup kinh doanh online trên thị trường internet. Để đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này, mời bạn cùng MINSoftware tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé !

Chọn sai sản phẩm kinh doanh

Một trong những lý do cơ bản nhất dẫn đến việc bán hàng online thất bại được những người đã từng trải qua cho biết đó là việc chọn sai sản phẩm để kinh doanh. Việc lựa chọn đúng sản phẩm luôn là yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định phần lớn ảnh hưởng đến kết quả của quá trình hoạt động bán hàng.

Chọn sai
Chọn sai sản phẩm kinh doanh

Khi chọn một sản phẩm mà không có nhu cầu cao trên thị trường hoặc đó là dòng sản phẩm có quá nhiều đối thủ cạnh tranh đã ra đời từ sớm thì chuyện bán buôn nhưng không ai mua cũng là điều tất yếu dễ hiểu. Do đó, để việc kinh doanh online của bạn được tốt đẹp hơn thì bạn cần chọn sản phẩm mà thị trường cần và đang ưa chuộng, bắt kịp xu hướng, như thế việc bán hàng của bạn mới không bị ế ẩm.

Bỏ qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Bạn cần phải nắm rõ và phân tích ưu nhược điểm đối thủ nếu muốn cạnh tranh với họ. Đây là phương pháp các nhà kinh doanh đều áp dựng để mang lại lợi thế trong cạnh tranh giúp tăng doanh thu bán hàng.

Nếu muốn cạnh tranh công bằng trên thị trường thì bạn cần phải phân tích kỹ càng, nắm rõ được những ưu, nhược điểm của đối thủ. Đây là “bí quyết” thường có nhằm giúp các nhà kinh doanh tận dụng để thu hút khách hàng, từ đó bán hàng online sẽ chốt được nhiều đơn hơn.

  • Nghiên cứu thị trường để nhanh chóng nắm bắt được các sản phẩm mà những công ty khác đang cung cấp.
  • Thu thập lại toàn bộ các ý kiến đóng góp của khách hàng để hiểu rõ về nhu cầu, mong muốn của họ và tìm cách để đáp ứng, tạo điểm nhấn vượt trội để dẫn đầu trước so với đối thủ
  • Tìm hiểu thêm các nguồn thông tin lân cận về đối thủ thông qua các công cụ tìm kiếm và các kênh tiếp thị khác để từ đó rút kinh nghiệm, xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả.

Bạn càng liệt kê chi tiết ra những yếu tố cạnh tranh của đối thủ thì sẽ càng đơn giản hơn cho bạn trong việc kinh doanh.

Chưa có kênh bán hàng phù hợp

Chưa có kênh
Chưa có kênh bán hàng phù hợp

Trong kinh doanh bên cạnh việc tạo ra chất lượng sản phẩm sao cho tốt nhất, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì cá nhân, doanh nghiệp cũng cần lưu ý trong việc lựa chọn kênh bán hàng thích hợp. Bởi nếu chọn sai kênh phân phối thì sẽ dẫn đến việc không thể quảng bá được sản phẩm và sản phẩm cũng không thể tiếp cận gần hơn với khách hàng, đó việc bán hàng sẽ không thể đạt được doanh số như kỳ vọng.

Vì vậy, bạn cần tính toán để đưa ra được chiến thuật phù hợp, lựa kênh bán hàng nào hợp lý như: bán hàng thông qua các trang mạng xã hội phổ biến (facebook, instagram, zalo,…), các kênh thương mại điện tử như ( shopee, lazada, tiki), trên website, fanpage, blog,… Mỗi kênh bán hàng đều có những đặc điểm riêng mà bạn nên cân nhắc để lựa chọn đưa sản phẩm lên sao cho hiệu quả tốt nhất.

Chưa tạo được sự nổi bật khác biệt

Chiến lược nhấn mạnh sự nổi bật khác biệt cho sản phẩm là chiến thuật trong quá trình tiếp thị nhằm tạo được dấu ấn về sản phẩm của doanh nghiệp mình so với các sản phẩm khác trên thị trường , kích thích các đối tượng mục tiêu hành động. Tuy vậy, rất nhiều doanh nghiệp hiện vẫn chưa thực hiện được điều này nên khiến việc bán hàng bị trì trệ.

Việc tạo nên điểm khác biệt đặc trưng khiến sản phẩm của bạn sẽ được nâng cao giá trị hơn trong mắt người tiêu dùng. Không những thế, nó còn giúp bạn quảng bá thương hiệu dễ dàng và đơn giản hơn.

Không tận dụng các công cụ giúp bán hàng online

Không tận dụng
Không tận dụng các công cụ giúp bán hàng online

Lý do kế tiếp phải kể đến chính là bạn thiếu sót khi không sử dụng đến các công cụ hỗ trợ để tạo cơ hội cho sản phẩm tiếp cần gần hơn với khách hàng.

Các công cụ hỗ trợ cho việc bán hàng online thường thấy như: Google Trends, Facebook Audience Insight, Maxcare, Chatbot, Email marketing… Chúng đều bao gồm các chức năng thu hút sự tương tác với khách hàng để việc tư vấn cho khách diễn ra một cách hiệu quả hơn

Không bán hàng đa kênh

Một lý do cơ bản vẫn thường gặp đó là bạn quên mất việc bán hàng trên đa kênh. Một trong những mẹo nhỏ để việc bán hàng đạt doanh thu cao vượt trội đó là tích hợp với các trang mạng xã hội để mở ra cánh cửa có thể tiếp cận đến với các khách hàng mục tiêu, mang lại nhiều đơn hàng và nâng cao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Phần mềm nuôi nick Facebook điện thoại MaxPhoneFarm

Quảng cáo bằng hình thức chưa đúng

Bán hàng online không ai mua, đơn hàng mỗi ngày, mỗi tháng đều rất chậm và không đều là do bạn chưa chạy quảng cáo và chưa sử dụng đúng hình thức quảng cáo. Một số hình thức quảng cáo bạn có thể tham khảo:

Quảng cáo
Quảng cáo bằng hình thức chưa đúng
  • Trên facebook với mọi hình thức như chạy messenger, quảng cáo banner, quảng cáo bài post…
  • Thông qua Google : quảng cáo hình ảnh, quảng cáo bằng cách gửi mail,…
  • Chạy quảng cáo trên các trang thông tin điện tử hoặc báo mạng. Thông thường sẽ dưới dạng sau : Quảng cáo display (quảng cáo hiển thị), quảng cáo banner, quảng cáo Natives…

Hiện nay, quảng cáo trên facebook và Google được xem là 2 kênh chính có lượng người bán hàng online sử dụng nhiều nhất, đồng nghĩa dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt và mạnh mẽ, giá quảng cáo bị đẩy lên cao mà doanh số thì vẫn lẹt đẹt. Bởi vậy, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà mình muốn hướng đến để chọn lựa hình thức quảng cáo sao cho phù hợp,

Các giải pháp khắc phục hiệu quả khi bán hàng online

Xác định rõ về nền tảng

Trước khi bán hàng online, việc xác định rõ hình thức phân phối và nền tảng bán lẻ sẽ giúp bạn có thể định hướng được toàn bộ chiến lược đẩy mạnh thương hiệu và chiến lược cho hoạt động kinh doanh, cấu trúc kênh phân phối. Nếu không xác định rõ ràng về nền tảng phù hợp thì dễ dẫn đến gây nhầm lẫn mục tiêu, bị rối và nhầm giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu chiến thuật, không những thế còn khiến cho nội bộ hoang mang, mất phương hướng và cả chính người sáng lập thương hiệu.

Hãy là một thương hiệu dẫn dầu, truyền cảm hứng và tạo ra các nhu cầu cho khách hàng ngay cả trước khi họ có nhu cầu.

Thể hiện đẳng cấp thương hiệu

Thể hiện
Thể hiện đẳng cấp thương hiệu

Hãy luôn thể hiện bản lĩnh, đẳng cấp rằng mình chính là một thương hiệu mạnh mẽ, dẫn đầu trong mọi hoạt động. Xây dựng cẩm nang và hệ thống nhận diện thương hiệu một cách chuyên nghiệp, truyền thông đến nội bộ và đối tác.

Không nên truyền thông bán sản phẩm theo cách rập khuôn, chỉ tập trung nhiều trong việc giới thiệu tính năng sản phẩm bởi điều đó rất bình thường nên hầu hết đối thủ của bạn đều sẽ làm được.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức làm việc cùng hệ thống phân phối

Đâu là những chuẩn mực đạo đức mà thông qua thước đo đo, đối tác sẽ quyết định tin tưởng và hợp tác lâu dài với bạn? Chính là các điều khoản được thỏa thuận, thống nhất giữa đôi bên được ghi trên hợp đồng. Nhưng trước khi điều này diễn ra, mỗi thương hiệu cần xây dựng cho mình và truyền đạt những giá trị đạo đức khi làm việc trong mọi phương tiện truyền thông.

Phân phối đa kênh hài hoà

Phân phối
Phân phối đa kênh hài hoà

Ngoài việc nắm rõ “cán cân” là các mô hình kênh phân phối, doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động hướng đến mục tiêu hài hòa giữa các bên tham gia hệ thống. Tại đó, mọi mắt xích đều thấu hiểu rõ phạm vi hoạt động và mục đích chính của mình.

Tuyệt đối, tránh tình trạng “đá nhầm sân” giữa các mắt xích với nhau, chủ sở hữu doanh nghiệp cần thể hiện rõ vai trò trung gian, là cầu nối giữa khách hàng với các hệ thống phân phối của mình, không nên quá tham mà “gây thù chuốc oán”, cạnh tranh trực tiếp với đối tác.

Chủ trương “Win – win” thông qua các chính sách rõ ràng

Khi muốn tác động đến bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, bạn phải rõ về những con số, dữ liệu và các chính sách một cách rõ ràng. Bắt tay vào hoạch định và hoàn thành chiến lược, kiến trúc kênh phân phối và đạo đức trong kinh doanh. Thời điểm nắm vai trò quyết định là khi bạn tổng hợp các yếu tố đó lại thành những chính sách rõ ràng cho từng mắt xích trong hệ thống phân phối của chính mình.

Chủ trương “Win – win”
Chủ trương “Win – win” thông qua các chính sách rõ ràng

Bán hàng online hứa hẹn trong tương lai sẽ còn tăng trưởng vượt trội và không có dấu hiệu dừng lại. Khi tốc độ phát triển của thị trường không ngừng tăng lên những bạn lại không trang bị đầy đủ, không nhận thức rõ về địa hình chiến trường thì nghiễm nhiên bạn sẽ dễ nhận phải kết quả không khả quan, rõ ràng là không ai mua, không ai chú ý đến sản phẩm của mình

Mọi doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức đều cần phải nhận thức và xây dựng chiến lược nhận diện thương hiệu, chiến lược kênh phân phối dài hạn, thoát khỏi tư duy hạn hẹp là “mua- bán” ngắn hạn, sử dụng quyền sở hữu làm nền tảng và mang lại những giá trị vượt thời gian. Hãy luôn nhớ rằng, tên tuổi thương hiệu là tài sản lớn nhất, vì thế hãy cứ tin tưởng vào tầm nhìn của chính mình và tiếp tục theo đuổi nó thì doanh số sẽ theo đuổi bạn.

Kết luận

Bài viết trên của MINSoftware đã chỉ ra các nguyên nhân giải thích tại sao bán hàng online không ai mua và các biện pháp để xử lý triệt để tình trạng đó. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác, hãy liên hệ với page Phần Mềm MINSoftware hoặc tham gia Cộng Đồng MINSoftware để có thể trau dồi những kiến thức đa dạng và bổ ích.

Liên hệ tư vấn